K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 1 2022

 - Biện pháp tu từ hoán dụ qua các hình ảnh “nón mê, áo tơm”, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

 - Hình ảnh của nón mê và áo tơm đều là hình ảnh hoán dụ của người mẹ, của người phụ nữ lao động lam lũ, trải qua những vất vả và hy sinh thăng trầm. Tác dụng: diễn tả một cách sinh động, chân thực, giàu tình cảm và cảm xúc những sự hy sinh và lam lũ của mẹ.

10 tháng 1 2022

BPTT:nhân hoá 

10 tháng 1 2022

nhân hóa

biện pháp tu từ ẩn dụ

 

10 tháng 1 2022

Chiều đông Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà Mình con thơ thẩn vào ra Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi.

Chum tương mẹ đã đậy rồi Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa Áo tơi qua buổi cày bừa Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm. Đàn gà mới nở vàng ươm Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành Bất ngờ rụng ở trên cành Trái na cuối vụ mẹ dành phần con. Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn… Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày. (Trích “Về thăm mẹ” – Đinh Nam Khương) Câu 1. Nhận xét cách gieo vần lục bát trong...
Đọc tiếp

Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm.


Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.


Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày.

(Trích “Về thăm mẹ” – Đinh Nam Khương)

Câu 1. Nhận xét cách gieo vần lục bát trong hai câu thơ: “Áo tơi qua buổi cày bừa / Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm."

Câu 2. Cảnh vật quanh ngôi nhà của người mẹ hiện lên qua những hình ảnh nào? Những sự vật đó có đặc điểm chung nào? .

Câu 3. Chỉ ra các từ láy trong hai câu thơ cuối đoạn trích và nêu ý nghĩa tu từ của các từ láy đó.

Câu 4. Từ tình cảm của người con dành cho mẹ trong đoạn trích trên, em hãy rút ra thông điệp cho bản thân.

 

0
7 tháng 5 2022

Biện pháp tu từ : so sánh

`->` Tác dụng : nhấn mạnh được tầm quan trọng của mẹ đối với con, sự yêu thương và luôn che chở con tới hết cuộc đời.

31 tháng 1 2022

Biện pháp tu từ ẩn dụ : Lòng ta – chỗ ướt mẹ nằm đêm xưa

Tác dụng : Chỉ nỗi nhớ mẹ, nhớ quê tha thiết, nhớ về những đêm đông giá rét, những ngày mưa gió mái tranh chẳng đủ che mưa, mà thương con mẹ nhường chỗ ấm, chịu nằm chỗ ướt.

31 tháng 1 2022

Nhớ mẹ, nhớ nơi chôn nhau cắt rốn, đứa con ly hương đêm ngày đăm đắm “Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”. Càng "nhìn về” càng bồi hồi nhớ mẹ, nhớ đức hy sinh cao cả, tình thương con bao la của người mẹ nay đã khuất núi. Câu tục ngữ "Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo nhường con" được tác giả vận dụng sáng tạo:

"Nhìn về quê mẹ xa xăm

Lòng ta - chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa”.

Tác giả khép lại bài thơ bằng hai câu thơ mang âm điệu ca dao trữ tình thể hiện bao nỗi ân tình sâu nặng của đứa con đối với người mẹ hiền thương yêu:

"Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa

Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương”.

Dù mẹ đã mất, nhưng những kỉ niệm ân tình sâu sắc ấy của mẹ, đứa con mãi mãi ghi sâu trong lòng. Lòng hiếu thảo là một trong những tình cảm đẹp nhất của con người Việt Nam chúng ta. Thơ Nguyễn Duy man mác như điệu ru tiếng hát của bà, của mẹ sau lũy tre xanh, bên bờ dâu ruộng lúa đang vọng về năm tháng. Những suy tư triết lí của tác giả làm cho tư tưởng tình cảm trong bài thơ trở nên sâu sắc, mang tính chất dân tộc và hiện đại.

"Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa..." là một bài thơ rất hay, tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Duy, nhà thơ trưởng thành trong khói lửa chiến tranh thời chống Mỹ. Quả vậy, thơ Nguyễn Duy đẹp như ca dao, đậm đà như dân ca, man mác như lời hát ru.

: Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:  Về thăm mẹCon về thăm mẹ chiều đôngBếp lửa chưa lên khói, mẹ không có nhàMình con thơ thẩn vào raTrời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi. Chum tương mẹ đã đậy rồiNón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưaÁo tơi qua buổi cày bừaGiờ còn lủm củn khoác hờ người rơm. Đàn gà mời nở vàng ươmVào ra quanh một cái nơm hỏng vànhBất ngờ rụng ở trên cànhTrái na cuối vụ...
Đọc tiếp

: Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

 

Về thăm mẹ

Con về thăm mẹ chiều đông

Bếp lửa chưa lên khói, mẹ không có nhà

Mình con thơ thẩn vào ra

Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi.

 

Chum tương mẹ đã đậy rồi

Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa

Áo tơi qua buổi cày bừa

Giờ còn lủm củn khoác hờ người rơm.

 

Đàn gà mời nở vàng ươm

Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành

Bất ngờ rụng ở trên cành

Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.

 

Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…

Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày.

(Đinh Nam Khương, Về thăm mẹ, Bộ sách Cánh diều SGK/40)

 

Câu 1. (1.0 điểm) Em cảm nhận như thế nào về cảm xúc của người con khi về thăm mẹ trong bài thơ trên?

Câu 2. (2.0 điểm) Viết đoạn văn ngắn (khoảng từ 10 đến 15 dòng) trình bày cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ trên?

2
24 tháng 12 2021

Câu 1 : cảm xúc rất mong ngóng,lo lắng cho mẹ của mk

câu 2: bài thơ trên qua đó thể hiện được tình cảm ,tình yêu thương của người con trong bài khi đi xa nhà với mẹ của mk khi chưa thấy mẹ ở nhà khi trời chuẩn bị mưa . trong bài có nhắc đến chum tương,chiếc áo cũ đi cày của mẹ ,đàn gà mới nở, và cả cây na mà người mẹ đã khổ cực chăm sóc để đến khi ra quả,tất cả những gì mẹ làm đều là rất khổ nhọc . từ bài thơ trên em mới nhớ đến câu thơ "... Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" 

24 tháng 12 2021

ờm tink mk nhé

19 tháng 12 2022

Tham khảo:

- Biện pháp tu từ: so sánh. (Tác giả so sánh mẹ với ngọn gió)

- Tác dụng:  Ngọn gió đem đến sự mát mẻ cho con trong giấc ngủ cũng như mẹ mang đến cho con những điều đẹp đẽ nhất, bình yên nhất. Biện pháp so sánh "mẹ" với "ngọn gió" cho thấy sự hy sinh cao cả của mẹ dành cho con.